Hướng dẫn sửa rèm cửa tại nhà bạn tự làm được

Ngày nay rèm cửa là một nội thất được sử dụng khá phổ biến. Nó không chỉ là dụng cụ che nắng, chống nóng mà các mẫu rèm hiện nay còn có tác dụng dùng để trang trí nhà cửa, tăng tính thẩm mỹ, sang trọng cho không gian. Một điều không thể tránh được là việc xảy ra hư hỏng trong quá trình sử dụng rèm. Dưới đây, WinArt sẽ hướng dẫn bạn cách sửa rèm cửa tại nhà và những lưu ý để bạn sửa được bộ rèm cho gia đình mình.

Sửa rèm cửa tại nhà

Những lỗi bạn có thể tự sửa rèm cửa tại nhà và lưu ý cho bạn khi sửa rèm tại nhà

Khi rèm cửa của bạn xảy ra hư hỏng, có thể bạn cần đến sự giúp đỡ của thợ sửa rèm nhưng cũng có những lỗi đơn giản mà bạn có thể tự khắc phục được. Hãy xem xét kỹ lưỡng và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhé.

Một số lỗi hư hỏng của rèm mà bạn có thể sửa

Dưới đây là một số lỗi của rèm cửa thường gặp nhất cùng với hướng dẫn chi tiết để khách hàng có thể tự khắc phục tại nhà:

Khi rèm cửa bị rách

Đây là một trong những lỗi dễ gặp nhất khi sử dụng rèm, nhất là những bộ rèm được may bằng vải hoặc rèm bằng nhựa. Rèm bị rách có thể do nguyên nhân là gặp vật sắc nhọn hoặc bị tác động do gió mạnh hoặc tác động từ người dùng.

Cách xử lý: Nếu vết rách không quá lớn, bạn có thể dùng kim – chỉ để vá lại chỗ bị rách hoặc có thể dùng băng dính trong để dán vết rách lại.

Rèm cửa đẹp Hà Nội

Khi thanh ngang của rèm bị xệ

Thanh ngang là bộ phận dùng để treo rèm, đây là bộ phận quan trọng của rèm. Thông thường sau 1 thời gian sử dụng, thanh treo phải chịu tác động của trọng lượng vải treo rèm, lực kéo đóng mở của người dùng nên nó có thể bị lỏng hoặc bị xệ xuống. 

Cách khắc phục: Đầu tiên bạn cần kiểm tra phía nào của thanh treo bị xệ xuống, sau đó bạn dùng tua vít vặn cố định lại chốt giữ của thanh treo tại vị trí đó, Nếu chốt giữ bị hỏng thì bạn thay mới hoặc lắp thêm chốt khác.

Trường hợp dây rèm bị đứt

Dây kéo rèm là bộ phận dễ bị hư hỏng nhất, bởi vì dây kéo rất nhỏ và mảnh. Khi sử dụng khách hàng dùng lực kéo không đều rất dễ khiến cho dây bị đứt. 

Cách khắc phục: Trước tiên bạn cần kiểm tra xem vị trí dây bị đứt có sát quá so với trục quay hay không. Trường hợp không sát bạn có thể nối lại và sử dụng. Trường hợp dây đứt quá nhiều và sát trực không thể nối được thì bạn tìm mua dây mới và thay thế chúng. 

Rèm cửa đẹp Hà Nội 1

Trường hợp rèm bị ngắn

Trường hợp này xảy ra có thể do trong quá trình lắp rèm bạn thấy rèm bị ngắn hơn so với cửa hoặc bạn chuyển rèm sang vị trí khác có kích thước ô cửa cao hơn thì rèm sẽ bị ngắn.

Cách xử lý: Bạn có thể may nối thêm rèm ở phía dưới theo kiểu cách điệu hoặc sử dụng thêm 1 lớp vải voan bên ngoài. Nếu là rèm cuốn thì bạn buộc phải thay mới nếu quá ngắn hoặc lắp đặt thêm 1 yếm rèm phía trên và hạ thanh treo rèm xuống 1 chút. 

Một số lưu ý khi tự sửa rèm tại nhà

Để việc sửa rèm cửa tại nhà thuận lợi và đạt kết quả đẹp thì bạn hãy chú ý đến một số lưu ý sau đây:

  • Cần xác định được nguyên nhân dẫn đến hư hỏng. Khi đó bạn sẽ tiết kiệm được thời gian sửa chữa và tối ưu chi phí hơn rất nhiều. 
  • Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết: Bạn hãy xem xét mức độ hư hỏng, từ đó xác định vị trí cần sửa và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tháo, mở, thay thế.
  • Không tự sửa rèm cửa tại nhà khi không chắc chắn: Nếu sau khi xem xét và tìm hiểu nguyên nhân mà bạn không chắc chắn về tay nghề của mình hoặc rèm bị hỏng quá nhiều, khả năng sửa chữa không cao thì bạn nên chọn phương án gọi thợ hoặc thay rèm mới.

Rèm cửa đẹp Hà Nội 2

Các trường hợp nên gọi thợ sửa chữa rèm

Với những lỗi đơn giản như ở trên bạn có thể tự sửa rèm cửa tại nhà thì với những lỗi sau đây các bạn nên nhờ sự can thiệp của thợ sửa rèm chuyên nghiệp

Khi rèm bị hư hỏng quá nặng: 

Với những trường hợp rèm bị hư hỏng quá nặng các bạn không nên tự sửa rèm tại nhà mà tốt nhất là liên hệ thợ sửa rèm để khắc phục và thay thế khi cần thiết. Bởi tình trạng hư hỏng quá nặng như gãy thanh ngang, rèm rách lớn thì việc khắc phục tại nhà rất khó, hoặc không thể khắc phục được như ban đầu sẽ gây mất thẩm mỹ. 

Trường hợp kết cấu của rèm quá phức tạp

Khi bộ rèm của bạn có kết cấu phức tạp, các lỗi hỏng liên quan đến kết cấu sẽ rất khó để tự sửa. Khi đó thì bạn không nên tự sửa chữa mà nên nhờ thợ sửa để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ. 

Kết luận

Qua bài viết trên các bạn đã biết được khi nào mình có thể tự sửa rèm cửa tại nhà, khi nào cần nhờ đến sự giúp đỡ của thợ sửa rèm rồi đúng không! Nếu như vẫn cần hỗ trợ thêm vấn đề gì thì bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé! WinArt luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972 53 1616

  • zalo
  • hotline